TP.HCM: 37/10 Đường C18, Phường 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hà Nội: 18, LK6A, Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, Hà Đông

Cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước giúp trở lại tươi xanh tốt nhanh chóng

Thực hiện cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước là điều rất cần thiết. Trong thời gian gần đây, không khí đang mỗi ngày một ô nhiễm. Trồng cây xanh trong vườn, cây xanh văn phòng mỗi ngày một trở nên phổ biến hơn. Tốc độ phát triển của mỗi loại cây sẽ khác nhau tùy theo điều kiện môi trường, độ ẩm không khí, ánh nắng. 

Chăm sóc không đúng cách sẽ khiến cây trồng dễ bị úng nước

Chắc hẳn, khi chưa có nhiều kinh nghiệm, chúng ta sẽ không thể nắm được đất đủ ẩm chưa, cây đã được tưới đủ nước chưa. Điều này sẽ dẫn đến việc chăm sóc không đúng cách, cây trồng dễ dàng úng nước. 

Úng nước là khi cây trồng được cung cấp quá nhiều nước và vượt quá nhu cầu của cây trồng. Cây cảnh bị úng nước sẽ có những biểu hiện gồm lá cây bắt đầu vàng, uốn cong và rụng dần. Ngập úng trong thời gian sẽ khiến cây bị chết bởi thiếu lượng oxi và tích lũy nhiều chất độc, không hấp thụ nước được, rụng lá. 

  1. Nguyên nhân dẫn đến cây trồng bị úng nước
  • Thiếu oxy trong đất trồng khiến cây khó thực hiện trao đổi khí và hấp thụ các chất
  • Quá nhiều nước dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật yếm khí. Từ đó hình thành acid hữu cơ, CO2 và một số chất độc hại cho cây trồng.
  • Dễ tạo thành bướu rễ cùng sự xâm nhập của  nấm gây hại xâm nhập
  • Rễ cây dễ bị úng nước và thối do nước quá nhiều 
  • Sự phát triển và tấn công cây trồng của các loại nấm gây hại.
  1. Cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước chuẩn nhất

Nếu cây trồng bị úng nước và tinh trạng chưa quá nghiêm trọng, bạn có thể kịp thời khắc phục  với các bước xử lý như sau:

Bước 1: Đưa cây vào bóng râm

 Ngưng tưới cây và kịp thời đưa cây vào bóng râm để bảo vệ lá và thân cây

Nếu bạn nghĩ rằng cây đang bị úng thì cần ngưng tưới cây và kịp thời đưa cây vào bóng râm để bảo vệ lá và thân cây. Đây là cách hiệu quả giúp bảo vệ thân và lá cây. Đồng thời, giúp hạn chế hiệu quả tình trạng mất nước cho thân cây. Lý do bởi, trong thời điểm này rễ không còn khả năng hút nước. Nếu bạn đặt cây dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến ngọn cây dễ bị khô hơn. 

Bước 2: Rút cây ra khỏi thành chậu

 Vỗ nhẹ xung quanh thành chậu. Đây là cách giúp đất bong khỏi rễ, nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, cẩn thận để rễ của cây không bị đứt. Bóc bỏ lớp đất cũ và bóp vỡ lớp đất ra khỏi rễ cây. Phủi sạch lớp đất để rễ cây không bị hư hại. 

 Vỗ nhẹ xung quanh thành chậu

Bạn nên lấy cây ra khỏi chậu để giúp cây nhanh khô hơn và có thể tiếp tục trồng cây vào chậu khác có độ thoát nước cao hơn. 

Vứt bỏ đất nếu bạn thấy có dấu hiệu mốc hoặc rêu vì nó sẽ làm ô nhiễm cây nếu bạn sử dụng lại. Tương tự, bạn cũng cần vứt bỏ đất nếu thấy có mùi thối rữa, vì rất có thể trong đó có chứa rễ thối.

Nên lấy cây ra khỏi chậu để giúp cây nhanh khô hơn và có thể tiếp tục trồng cây vào chậu khác 

Bước 3: Để cây bên ngoài chậu 

Trước khi trồng lại cây vào chậu, bạn nên để cây ở ngoài chậu khoảng vài tiếng đồng hồ hoặc nửa ngày. Trồng cây trên giá đỡ  bằng dây lưới, không khí sẽ giúp hong khô các đầu rễ.

Bước 4: Tỉa bỏ bớt rễ cây

Với bộ rễ cây đã bị hư, có những đoạn màu nâu, thối rữa và bốc mùi, cần tỉa bỏ bớt. Tỉa cây cắt bớt phần rễ mục và chỉ giữ lại những rễ cây khỏe mạnh có màu trắng và rắn chắc. 

Với phần rễ cây đã bị mục hoàn toàn, bạn sẽ không thể cứu được cây. Mặc dù vậy, bạn có thể  thử cắt tỉa rễ đến sát gốc và trồng lại xem sao.

Tỉa bỏ bớt rễ cây

Tiếp theo, tỉa bỏ bớt các lá và cành chết, cắt các cành lá màu nâu và khô trước. Vừa cắt bỏ đi nhiều rễ vừa cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây. 

Tỉa bớt từ ngọn cây và loại bỏ bớt vừa đủ lá và cành để các phần còn lại không có kích thước bộ rễ quá chênh lệch. Hoặc bạn cũng có thể bỏ đi số lượng cành lá tương đương với số rễ bị cắt bỏ nếu không chắc chắn rằng cần thiết phải cắt tỉa cây

Bước 5: Chọn đất trồng mới 

Chọn loại đất trồng tơi xốp, có độ thông thoáng cao. Để tăng độ thoát nước cho cây, bạn có thể sử dụng một lớp giá thể viên đất nung để lót dưới đáy chậu. Trồng cây vào các chậu có nhiều lỗ thoát nước và dùng khay hứng nước để giữ nước thừa chảy ra và giúp bề mặt đặt chậu cây không bị bẩn. Từ đó giúp bảo vệ  bộ rễ hiệu quả.

Chọn đất trồng mới tơi xốp, có độ thông thoáng cao

Với những chậu cây có lỗ thoát nước, bạn vẫn có thể sử dụng lại chậu cũ bằng cách dùng xà phòng để rửa sạch và loại bỏ các bộ phận thối rữa của cây, nấm mốc, rêu.

Bước 6: Trồng cây vào chậu mới

Đặt cây vào chậu mới và lấp đầy các khoảng trống xung quanh rễ cây. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì nên che lá cây lại. Đây là cách hiệu quả để giúp lá cây giữ được nước mà không cần tưới quá nhiều nước cho đất. Tưới thêm nước cho cây khi thấy lớp đất bề mặt bị khô ráo. Tưới nước nhằm để giúp đất được làm ẩm sau khi  cây được trồng vào chậu. Trước khi tiến hành trồng cây tiếp theo, bạn cần kiểm tra đất thật kỹ càng. 

Bước 7: Phục hồi cây trồng 

Khi bề mặt đất đã khô ráo, tưới trực tiếp vào đất để nước đến được rễ cây. 

Sau 7-10 lần tưới, cây trồng đã hoàn toàn hồi phục. Bộ rễ đã bắt đầu ổn định, kết hợp bón phân với liều lượng vừa đủ. Lưu ý nên tránh bón phân khi bạn thấy chồi non xuất hiện trên thân. Nếu bạn bón phân, có thể sẽ làm chết những rễ non còn yếu ớt.

Bón phân với liều lượng vừa đủ khi cây trồng đã hoàn toàn hồi phục

  1. Cách phòng ngừa tình trạng úng nước của cây

Nhận biết độ ẩm của đất là cách giúp kịp thời ngăn ngừa tình trạng úng nước của cây. Để xác định độ ẩm của đất, có thể dùng tay bới một chút đất lên và quan sát màu đất.

– Đất khô: khi  vo đất thì đất tơi, không có sự kết dính.

– Đất có độ ẩm vừa phải: Khi vo đất trên đầu ngón tay cái và trỏ  sẽ nhận thấy đất có sự kết dính. Điều này chứng tỏ vẫn còn độ ẩm trong đất.

– Đất bị úng nước: đất chứa nhiều nước, khó tách rời các thành phần của đất, nhận thấy có nhiều nước rỉ trên tay.

Chắc hẳn bạn đọc đã có thể nắm được những thông tin bổ ích. Với những chia sẻ thông tin cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước này, hy vọng sẽ biết cách xử lý tốt nhất và khôi phục tình trạng khỏe mạnh của cây.

Tin Mới

Ngày 14/07/2021, Liên đoàn lao động Quận Hoàng Mai đã phối hợp với công đoàn công ty TNHH Vệ sinh công nghiệp Nhà Sạch Việt Nam tổ chức trao quà hỗ trợ cho các công nhân Nhà Sạch gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Đại diện ban tổ chức đã tới tận các site làm việc để trao hỗ trợ cho các công nhân. Thay mặt công nhân, ban chấp h& ...
Để có thể phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay thì cần phải thực hiện đúng quy trình vệ sinh phòng dịch. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn và phòng tránh dịch bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà Sạch Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về cách vệ sinh phòng dịch như thế nào cho đúng cách v& ...
Vệ sinh sau xây dựng được xem là một công việc quan trọng cho giai đoạn cuối cùng nhằm hoàn thiện, bàn giao công trình cho chủ nhà/ chủ đầu tư. Công việc này đòi hỏi cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, chuyên nghiệp vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính bền vững và thẩm mỹ của công trình. Chính vì vậy mà dịch vụ vệ sinh sau xây dựng đã ra đờ ...
Vệ sinh công nghiệp đang dần trở thành một xu hướng và ngành nghề phát triển tại Việt Nam. Khác với vệ sinh thông thường, vệ sinh công nghiệp được biết đến với quy mô lớn hơn dành cho các tòa nhà, khu công nghiệp, văn phòng, trường học - hay còn gọi là các công trình chuyên biệt. Bài viết hôm nay của Nhà sạch Việt Nam sẽ giúp bạn h ...
Vệ sinh nhà ở là việc làm cần thiết để bạn có thể chăm sóc và làm đẹp cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, với nhịp sống công nghiệp như hiện nay thì không phải ai cũng có đủ thời gian để tự làm những công việc đó. Chính vì thế dịch vụ vệ sinh nhà ở ra đời giúp bạn giải quyết được vấn đề này mà không cần tốn nhiều thời gian, cô ...
Nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà mới xây ngày càng nhiều và tăng cao. Bởi sử dụng dịch này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.  Khi sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà mới xây, ngôi nhà của bạn sẽ được dọn dẹp và chau chuốt đến từng ngóc ngách từ ô cửa sổ cho tới cửa kính, sàn nhà. Ngay cả những vết bẩn cứng đầu c&og ...